Hầu hết những lễ hội lớn đầu năm ở miền Bắc độc đáo đều diễn ra vào dịp đầu xuân, đặc biệt là tháng Giêng. Mỗi lễ hội đều có những nét riêng, bản sắc riêng và đặc trưng văn hóa cho từng vùng miền. Dư
ới đây, là những lễ hội đặc sắc đầu xuân ở miền Bắc cụ thể về địa điểm, thời gian của từng lễ hội để các bạn tiện tham khảo cho chuyến du xuân của mình.
Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) – Từ 6/1 đến hết tháng 3 Âm lịch
- Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
- Thời gian: Diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng Âm lịch cho tới hết tháng 3 Âm lịch.
Hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội, bắt đầu từ mùng 6/1 Âm lịch và kéo dài trong 3 tháng. Đây là một lễ hội truyền thống ở miền Bắc gắn liền với truyền thuyết là điểm dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Trong lễ hội có những nghi thức độc đáo như: Lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Năm 2011 Hội Gióng (gồm 2 lễ hội chính tại Sóc Sơn và tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, HN) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) – Từ 10/1 đến hết tháng 3 âm lịch
- Địa điểm: Xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Lễ hội đền Trần (Nam Định) – Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng
- Địa điểm diễn ra lễ hội: Đền Trần (thành phố Nam Định).
- Thời gian: Từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Hội đền Hùng (Phú Thọ) – Từ mùng 9 đến ngày 13 tháng 3 âm lịch
- Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 9 đến 13 tháng 3, chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
- Địa điểm: Đền Hùng (Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ).
Chốn cửa chùa, đền linh thiêng, quý du khách chú ý tuân thủ nội quy của chùa nói chung như ăn mặc kín đáo, nói lăng lịch sự, ứng xử văn minh, tôn trọng tăng sư và mọi người xung quanh, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ tài sản của nhà chùa, đền…
Trước khi mua sắm thứ gì cần hỏi giá trước khi sử dụng hay mua, tránh nạn chặt chém nhiễu nhương.
Cảnh giác với một số hình thức lừa đảo, thu lợi bất chính như: đặt lễ hộ nói người của nhà chùa nhưng thực chất là lừa đảo bán hàng với giá rất đắt, bán vàng mã, ghi công đức giả nhưng thực chất là mượn danh thánh thần để lấy tiền du khách, hướng dẫn viên “miễn phí” nhưng thực chất là thu tiền, khấn vái hộ sau tính tiền rất cao…
Cảnh giác với các trò chơi bất hợp pháp như đánh bài, bầu cua, xóc đĩa,…
– Ăn uống đầy đủ để có sức leo núi.
– Chuẩn bị đồ ăn, nước uống, thuốc men trong ba lô, giày thể thao và quần áo hợp lý, thoải mái để leo núi, đèn pin (hoặc có thể đến di tích thì thuê) để soi khi vào động, nhang lễ hoa quả (nếu có).
– Tìm hiểu trước về di tích danh lam thắng cảnh qua mạng internet
Đi tham quan theo đoàn, dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên, không đi lẻ tẻ, không tự ý làm khi chưa hiểu biết.
Khi đi cùng 1 hướng dẫn viên thì nên nghe theo sự hướng dẫn và giới thiệu của hướng dẫn viên đó, không tự ý bỏ đoàn và nhập đoàn khác khi nghe thấy hướng dẫn viên của đoàn khác hướng dẫn.
Không tự ý tô, vẽ, ghi bút tùy ý, vô phép trên chùa, núi, hang động.