Hà Nội - Cổ Lễ - Đền Trần - Phủ Dầy

Sale!
500.000₫ 650.000₫ Mã tour:

Nơi khởi hànhHà Nội

Nơi đếnNam Đinh

Nam Đinh

Hà Nội

Hà Nội - Cổ Lễ - Đền Trần - Phủ Dầy

01 Ngày Giá 500.000 VNĐ/K

contact 0967931507
Sáng:
05h30:  Xe và HDV công ty du lịch MAC Travel  đón quý khách tại địa điểm khởi hành đi chùa Cổ Lễ - Địa điểm du lịch lễ hội nổi tiếng.
09h00: Đến Chùa Cổ Lễ  quý khách làm lễ, tham quan vãn cảnh chùa, thăm tháp chuông.
10h00:  xe đưa quý khách về tham quan, lễ đền Trần – Quý khách thăm Đền Trần – Nơi thờ tự gia tộc Nhà Trần Và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
11h30:  ăn trưa tại nhà hàng.

lễ hội đền Trần-MAC travel
MAC Travel - Đền Trần Nam Định


Chiều: 
13h00:  Xe đưa quý khách đi tham quan, lễ Phủ Dầy thờ mẫu Liễu Hạnh - Một trong Tam Toà Thánh Mẫu Của Điện thờ thần Việt nam. Quý khách tự do tham quan lễ tổng thể khu di tích với phủ Tiên Hương, Vân Cát, Lăng mộ chúa Mẫu..
16h00:  Xe khởi hành đưa quý khách về Hà Nội.
18h30:  Về đến Hà Nội – Chia tay quý khách kết thúc hành trình. Hẹn gặp lại quý khách trong những chương trình tour du lịch lễ hội lần sau.

GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 500.000 VNĐ/KHÁCH

(chi tiết xin liên hệ Ms Lili 0967.931.507)

Giá tour  bao gồm:

- Xe du lịch đời mới phục vụ quý khách theo chương trình.

- Ăn trưa trong chương trình, mức ăn 120.000đ/bữa trưa/khách.

- Vé thắng cảnh vào cửa 1 lần tại điểm du lịch.

- Bảo hiểm du lịch trọn tour mức trách nhiệm cao nhất: 10.000.000đ/khách.

- Hướng dẫn viên kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo.

- Nước suối tinh khiết 1 chai/khách/ngày.

Giá tour du lịch giá rẻ không bao gồm:

- Chi phí cá nhân

- Đồ uống trong các bữa ăn

- Tiền Típ lái xe và hướng dẫn

- Thuế VAT.

Giá tour du lịch giá rẻ cho trẻ em:

- Trẻ em dưới 05 tuổi miễn phí, ăn uống cùng bố mẹ.

- Trẻ em từ 05 – 10 tuổi mua 50% giá tour.

- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên tính giá tour người lớn.

Điều kiện tham gia  tour du lịch trong nước và hoãn hủy:

  1. Quý khách có đủ điều kiện sức khỏe và ko có các triệu chứng các bệnh về tim mạch, lây truyền.
  2. Quý khách đặt cọc 50% giá trị tour ngay sau ký kết hợp đồng.
  3. Hủy tour ngay sau ký sẽ chịu 10% giá trị hợp đồng.
  4. Hủy tour trước 15 ngày ngày khởi hành chịu 50% giá trị tour.
  5. Hủy tour trước 05 ngày ngày khởi hành chịu 100% giá trị tour

*** Giá  du lịch giá rẻ có thể thay đổi tuỳ theo thời điểm đặt tour của Quý khách.

Đền Trần

Khu di tích Đền Trần Nam Định thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công đức các vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long và rút lui về phủ Thiên Trường để huy động sức mạnh toàn dân. 
Về sau đã đánh bại quân Nguyên Mông. Năm đó, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và phong tước cho các quan, quân có công đánh giặc. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” cúng tế tổ tiên trời đất, khen thưởng ban lộc những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của chính quyền nhà Trần.
Đến thế kỷ 15, Phủ Thiên Trường đã bị quân Minh phá hủy. Sau này, tại nền phủ xưa đã được xây dựng lại Khu di tích Đền Trần Nam Định, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ các vua Trần có công bảo vệ đất nước.

Hàng năm, tại khu di tích Đền Trần Nam Định sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân địa phương cùng du khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.

- Lễ khai ấn Đền Trần Nam Định : diễn ra từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch. Tối ngày 14, bắt đầu nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường, rồi làm lễ khai ấn vào đúng giờ Tý... sau đó khách thập phương vào đền tế lễ, xin lá ấn với mong muốn năm mới thành đạt và phát tài.

- Hội Đền Trần Nam Định : diễn ra từ ngày 15 - 20 tháng 8 âm lịch. Phần lễ bắt đầu với các lễ rước từ đình, đền xung quanh về dâng hương ở đền Thiên Trường. Phần hội sẽ có các hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn như: diễn võ 5 thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa Bài Bông...

Phủ Dầy

 Phủ Dầy  xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá nhớ thương gia đình, chồng con nên đã để lại một chiếc giầy ở trần gian trước khi về thượng giới hoặc có huyền thoại: Vua đi qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giầy nên đã lập nơi thờ tự và gọi đó là Phủ Dầy.

– Khi gọi Phủ Dầy còn vì chính nơi này có món bánh dày – giò nổi tiếng, lại có người cho rằng: Kẻ Dày xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dầy trước cửa phủ.

Không chỉ nhộn nhịp vào thời điểm lễ hội chính diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm, Phủ Dầy luôn là điểm duy lịch tâm linh rất có sức hút với du khách thập phương.

Du khách về Phủ Dầy mong được trút bỏ mọi lo toan của cuộc đời, để vơi đi mọi ưu tư, phiền muộn, hướng tâm hồn đến cái chân, thiện, mĩ. Ngoài ra, họ còn được hoà mình trong cảnh sắc thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình mà không phải nơi nào cũng có.

Các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

1. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

2. Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.

3. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng)

Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống.

Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

4. Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang: 1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang

5. Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

Trình tự dâng lễ

– Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

– Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

– Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

– Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

– Thứ tự khi thắp hương:

Thắp từ trong ra ngoài

Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.

Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.

Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.

Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.

Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.

Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.

Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được.

Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.