Hà Nội - Đền Sóc - Chùa Non Nước - Việt Phủ Thành Chương - Hà Nội

Sale!
450.000₫ 550.000₫ Mã tour:

Nơi khởi hànhHà Nội

Nơi đếnSóc Sơn

Sóc Sơn

Hà Nội

Hà Nội - Đền Sóc - Chùa Non Nước - Việt Phủ Thành Chương - Hà Nội

Giá 450.000vnđ/k Phương tiện: oto contact: 0967.931.507 Sáng: Hà Nội  - Chùa Non Nước – Đền Sóc
06h30: Xe và HDV của du lịch Minh AnhMAC travel đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi đền Sóc - địa điểm du lịch gần Hà Nội - nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương, một trong tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
08h00: Đến Đền Sóc, làm lễ dâng hương, nghe giới thiệu về khu di tích, sự tích Thánh Gióng.
09h00: Quý khách tham quan, tìm hiểu về khu di tích.
10h30: Quý khách lên chùa Non Nước – nơi có bức tượng phật cao 6,5m, nặng trên 30 tấn. Quý khách thắp hương, dâng lễ vật.
11h30: Quý khách ăn trưa tại Đền Sóc
  xem thêm: du lịch lễ hội
Chiều: Đền Sóc - Phủ Thành Chương - Hà Nội
13h30: Xe đón quý khách đi thăm Phủ thành Chương- Công trình được ví như không gian văn hóa làng quê bắc bộ thu nhỏ với các công trình: Cổng Phủ, Nhà Tường Vân, Các gian nhà mang đậm nét văn hóa dân tộc, Tháp sơn Tĩnh, Hồ Nước….Ngắm không gian đặc trưng và chụp hình lưu niệm nơi đây..
16h30: Quý khách ra xe trở về Hà Nội, trên đường về quý khách mua Ngô và đặc sản địa phương về làm quà về làm quà.
  Về đến Hà Nội kết thúc chương trình địa điểm du lịch gần Hà Nội. hẹn gặp lại quý khách trong những chương trình du lịch lần sau. 
GIÁ CHO 01 KHÁCH DU LỊCH : 450.000 VND / 1 khách.   ( chi tiết xin liên hệ Ms.Lili: 0967.931.507)   Báo giá du lịch giá r bao gồm:
- Ăn các bữa theo chương trình (ăn chính 100.000đ/ suất) 
- Vận chuyển xe máy lạnh đời mới theo chương trình. 
- Hướng dẫn viên theo chương trình. 
- Bảo hiểm Du lịch suốt tuyến. 
- Nước uống trên xe, 
- Vé vào cửa một lần các điểm tham quan .
Báo giá không bao gồm: -Chi phí cá nhân, đồ uống giặt là điện thoại tại khách sạn thuế VAT 10% Lưu ý -Trẻ em dưới 05 tuổi miễn phí từ 06- 09 tuổi bằng ½ suất người lớn 10 tuổi trở lên bằng 01 suất người lớn. Giá tour  du lịch giá rẻ có thể thay đổi theo từng thời điểm cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được cung cấp thông tin đầy đủ

Quần thể di tích Đền Sóc trải từ chân núi lên đến đỉnh núi Vệ Linh, nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đền thờ Thánh Dóng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. 

Nằm cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Bắc, Sóc Sơn là vùng đất gắn liền với truyền thuyết về cậu bé Dóng huyền thoại, lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười rồi bỗng vụt lớn thành tráng sỹ đánh đuổi giặc bảo vệ quê hương làng xóm. Tương truyền, chân núi Sóc là nơi Thánh Dóng sau khi đánh đuổi quân xâm lược khỏi bờ cõi nước Nam, đã để lại áo giáp sắt ở lưng chừng núi trước khi bay về trời.

Nói đến kiến trúc của đền Sóc phải kể tới 4 ngôi đền nằm ẩn mình dưới chân núi Vệ Linh. Từ ngoài cổng bước vào là đền Trình, tiếp đến là đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng. Ngoài ra, trên đỉnh núi Vệ Linh còn có nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm. Vì mỗi công trình không nằm gần nhau nên du khách phải đi qua những hàng cây, tán lá cổ thụ mới thấy được hình dáng của ngôi đền hoặc chùa tiếp theo.

Đền Trình mở đầu cho một thế giới linh thiêng bằng những gốc đa xù xì, với những pho tượng cổ và thoang thoảng mùi hương. Đặc biệt trên gác đền có viền tường chạy theo hình bậc thang, lượn sóng với những họa tiết cầu kỳ, đẹp mắt. Đi mấy bước qua con đường lát gạch hai bên là chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ có lối kiến trúc độc đáo từ mái vòm uốn cong hai đầu, đến những cánh cửa còn nguyên màu sơn son. Bên trong đền được trang trí bởi hoành phi, câu đối đẹp lộng lẫy và uy nghiêm. Đối diện với chùa Đại Bi là đền Mẫu thanh tịnh, nghi ngút khói hương. Phía sau bức tường đền được phủ bởi những lớp đá cuội lồi lõm, gợi cảm giác huyền bí, cổ xưa. 

Tâm điểm của tập hợp các di tích này là Đền Sóc (còn gọi là Đền Thượng), nơi thờ đức Thánh Dóng. Đền Sóc nằm trong một vùng rừng núi bao la, bốn mùa cây cối xanh tươi với những khóm tre ngà vàng óng, tương truyền được người tráng sỹ xưa kia dùng làm vũ khí đánh đuổi kẻ thù.

 

Đền Sóc được xây dựng từ năm 980, thời Tiền Lê (980 - 1009) đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu, lần gần nhất diễn ra năm 1992 nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc, quy mô, vị trí của các công trình. Đền Sóc có quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Bên ngoài ngôi đền gồm 5 gian hai chái, phía trong là hậu cung, ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, tạo ra sự linh thiêng nơi thờ cúng thần linh. Trong đền còn có đôi ngựa gỗ tượng trưng cho ngựa sắt năm xưa Đức Thánh cưỡi để dẹp giặc Ân. Đền này cũng được bài trí lộng lẫy, uy nghiêm với hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng. Đây là ngôi đền lớn, mang đậm lối kiến trúc cổ của nhà Phật.

Nếu leo lên đỉnh núi Vệ Linh, du khách sẽ có dịp tới thăm nhà bia. Nếu các nhà bia thường gặp trong đình chùa thường quét vôi thì nhà bia này được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến. Phần thân nhà vững chãi gắn liền với đỉnh hình chóp nón, trông tựa như một chiếc mũ sắt của Đức Thánh Gióng năm xưa.

Đến Đền Sóc, du khách còn có thể tham quan tượng Thánh Gióng. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, nặng 85 tấn, vươn chéo lên trời với độ dài 16 m, đặt trên đỉnh núi Đá Chồng - đỉnh cao nhất của khu di tích, nơi cậu bé Dóng đã cởi giáp, vẫy chào quê hương, thăng thiên hoá thánh.

Tại khu vực di tích đền Sóc, vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại tưng bừng bước vào lễ hội 3 ngày để tưởng nhớ người anh hùng Thánh Gióng (còn tại quê hương của người anh hùng, làng Phù Đổng, Gia Lâm, thì lễ hội diễn ra vào ngày 09/4).

Đền Sóc không chỉ là quần thể di tích linh thiêng thờ vị thánh của dân tộc, mà còn là một khu du lịch văn hóa - sinh thái đặc biệt của thủ đô. Đến nay, Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia.

Lễ hội Gióng Đền Sóc diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, vì vậy nếu các bạn thích không khí lễ hội thì thời điểm này là thời điểm phù hợp nhất để ghé thăm Đền Sóc.

Lễ hội Gióng, Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ thánh Gióng. Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 7, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang – tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc(thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Thánh Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).