Hà Nội - Đền Đô - Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp - Chùa Phật Tích

Sale!
400.000₫ 500.000₫ Mã tour:

Nơi khởi hànhHà Nội

Nơi đếnBắc Ninh

Bắc Ninh

Hà Nội

Hà Nội - Đền Đô - Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp - Chùa Phật Tích

Thời gian: 01 ngày

Giá: 400.000vnd/khách

Contact: 0967931507

Xe và Hướng dẫn viên của công ty du lịch Minh Anh - MAC travel đón Quý khách tại điểm hẹn đi Bắc Ninh . Quý khách  ăn sáng tự túc.

Đến Bắc Ninh , Quý khách vào thăm và lễ tại các điểm

- Đền Đô - hay còn goi là đền Lý Bát Đế - nơi thờ 8 vị Vua Đời Lý. Quý khách vào thăm quan và làm lễ.

- Chùa Bút Tháp: Nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý, nhiều tháp đẹp – Tới Bút Tháp, Quý khách vào thăm và lễ tại chùa. Sau đó Quý khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi tháp Báo Ngân nổi tiếng – tương truyền là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết.

12h30: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng. Thưởng thức các hương vị đặc sản tại Bắc Ninh. 

Quý khách tiếp tục thăm và lễ tại:

- Chùa Dâu: Nơi được coi là cái nôi của Phật giáo, du nhập Phật giáo sớm nhất Việt Nam. Quý khách vào lễ và chiêm ngưỡng pho tượng lớn nữ thần Pháp Vân, chiêm ngưỡng tháp Hòa Phong xây dựng từ thế kỷ 6. 

- Chùa Phật Tích: Tương truyền đây là nơi Phật Ngự - Hiện nay chùa còn lưu giữa  được nhiều tượng Phật trong đó có tượng Phật A Di Đà bằng đá ngồi thiền định trên tòa sen.

Sau khi thăm quan xong, xe đón Quý khách về Hà Nội. Về tới Hà Nội, chia tay Quý khách kết thúc chương trình. Hẹn gặp lại quý khách trong những chương trình du lịch lần sau.

Giá tour trọn gói: 400.000vnd/khách

Contact: 0967931507

Giá tour bao gồm

  • Xe vận chuyển đời mới đưa đón theo chương trình
  • Các bữa ăn theo chương trình. 01 bữa trưa, mức ăn 120.000 vnđ/01 suất
  • Vé tham quan vào cửa 01 lần theo chương trình.
  • Hướng dẫn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình.
  • Bảo hiểm du lịch
  • Nước uống theo chương trình.

Giá tour không bao gồm

  • Chi phí cá nhân, đồ uống trong các bữa ăn..
  • Thuế VAT 10%
  • Lễ vật và hương hoa.

Bắc Ninh và một vùng đất hội tụ của nhiều dấu tích văn hoá và tôn giáo lớn; vùng đất đã hình thành nhiều huyền thoại đi vào tâm linh của cư dân người Việt; vùng đất đã sản sinh ra vương triều nhà Lý - một triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt và phát triển rực rỡ trong suốt 200 năm. 

Đền Đô

Đền Đô - còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ 11 (1030), trên khu đất phía đông nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng). Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.

Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, Ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.Đền được dựng trên nền đất. Khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây, nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm “Sơn Lăng cấm địa”. Dân làng Đình Bảng đã xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua.

Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng, đặc biệt, đền được mở rộng nhất vào thế kỷ 17 (1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình được sắp xếp theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, xung quanh có tường thành vây bọc. Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến trúc được kết hợp hài hoà, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.

Chùa Dâu

Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về,
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu”

Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây là thủ phủ của quận Giao Chỉ (Giao Châu), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta, bao gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ và Lăng mộ Sỹ Nhiếp, hệ thống chùa tháp, đền đài, cung điện, lầu gác, bến bãi, gốm cổ, phố chợ sầm uất của đô thị Luy lâu,... là chứng tích một thời kỳ dài hàng chục thế kỷ trước và sau Công nguyên.

Chùa Dâu gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), là biểu hiện sinh động sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập. Tương truyền, nàng Man Nương, cô gái Kẻ Mèn (nay thuộc xã Hà mãn, Thuận Thành) dốc tâm học đạo Phật, một hôm nằm ngủ quên, sư Khâu –đà –la vô tình bước qua mà bỗng nhiên mang thai. Kết quả đến giờ Ngọ ngày 08 tháng 4 (âm lịch) thì sinh một nữ nhi. Nàng liền đem con đến trả cho sư Khâu-đà-la. Nhà sư mang đứa bé đén gốc cây dung thụ gõ cây đọc kệ. Cây dung thụ bỗng nứt toác ra ôm đúa bé vào lòng. Rồi Khâu-đà-la cho Man Nương cây tích trượng và dặn khi nào có đại hạn cứ cắm xuống đất và phát nguyện thì sẽ có nước để cứu dân. Thế rồi vào năm Giáp Tý, mưa bão đánh đổ cây dung thụ trôi theo dòng sông Dâu về đến thành Luy Lâu thì quẩn không trôi được nữa. Bao nhiêu chàng trai trong vùng được huy động đến kéo cây vào bờ nhưng cây không hề nhúc nhích. Vừa lúc đó, Man Nương vô tình ra sông rửa tay, bỗng dưng cây dập dình như con tìm thấy mẹ. Man Nương ném dải yếm ra thì cây dung thụ trôi ngay vào bờ. Cũng khi ấy Sỹ Nhiếp trong thành Luy Lâu được mộng phải tạc cây dung thụ thành tượng Tứ Pháp để thờ. Sỹ Nhiếp cho ngay thợ xẻ cây dung thụ tạc tượng Tứ Pháp. Khi tượng đã làm xong, làm lễ đặt tên cho pho thứ nhất thì bỗng thấy trời nổi mây ngũ sắc liền đặt tên là Pháp Vân, thờ ở chùa Dâu, dân gian gọi là bà Dâu. Khi đặt tên cho Pho thứ hai thì bỗng thấy trời nổi gió lớn liền đặt tên là Pháp Vũ, thờ ở Chùa Thành Đạo (tức chùa Đậu) dân gian gọi là bà Đậu. Đến khi đặt tên cho pho thứ ba thì bỗng thấy trời nổi sấm ầm ầm thì liền đăt tên là Pháp Lôi thờ ở chùa Phi Tướng (tức chùa Tướng) dân gian gọi là bà Tướng. Đến khi đặt cho pho thứ tư thì bỗng thấy trời nổi chớp, liền đặt tên là Pháp Điện thờ ở chùa Phương Quan (tức chùa Dàn) dân gian gọi là bà Dàn. Nhưng khi làm lễ rước Phật Tứ Pháp về các chùa, chỉ được ba pho, còn pho tượng Pháp Vân không hề chuyển động. Hỏi ra mới biết khi tạc tượng rìu đẽo phải hòn đá trong cây dung thụ đã quẳng xuống sông. Tức thì dân các làng chài quanh đấy được phái đi mò nhưng không hề thấy. khi Man Nương đi dò đến nơi thì bỗng nhiên hòn đá dưới nước nhảy lên vào lòng và phát sáng. Hòn đá đó đặt tên là Phật Thạch Quang được thờ ở chùa Dâu.

 

Chùa Bút Tháp

Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó. 

Chùa Bút Tháp tọa lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm: Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo tài tình, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý.

Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá...Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc.

Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Bảo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa.

Chùa Phật Tích

Chùa có tên là Vạn Phúc thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Đông. chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu được giới nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu tôn giáo trong và ngoài nước rất quan tâm tìm hiểu. Mối quan tâm đó được gợi ra từ những nét độc đáo của ngôi chùa.

Chùa Phật Tích ngày nay đã được sửa chữa, tu bổ tương đối tốt. Đầu rồng trong giếng Ngọc đã được xác định là có; nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng mới, như tượng Đại Phật thành, nhà tiền đường, hậu đường, Thiền đường, thư viện, nhà khách, nhà tạo soạn,… Một số tháp đã được tu sửa; ao rồng, giếng Ngọc đã được khơi vét tu sửa; hội Khán hoa ngày 4 tháng Giêng tiếp tục được tổ chức. Đặc biệt, tượng nhục thân Chuyết Công đã được phục chế, bảo quản trong khám kính với sự trợp giúp của công nghệ hiện đại; nhiều di vật thời Lý có giá trị lịch sử văn hóa trong khu vực chùa đã được tìm thấy và bảo quản, trưng bày, góp phần minh chứng cho sự cường thịnh về mọi mặt của vương triều Lý.

Năm 2009, với sự giúp đỡ về tài chính của một số nhà hảo tâm và của chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích đã tổ chức trưng bày tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới với hàng chục triệu người đến chiêm bái.