Hà Nội - Chùa Mía - Đền Và - Chùa Tây Phương - Chùa Thầy
Thời gian: 01 Ngày
Giá: 490.000 VNĐ/K
Contact: 0967931507
|
MAC Travel - đền Và |
Sáng:
05h30: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi lễ cầu may, an bình năm mới. . Quý khách hành hương tại Chùa Mía và chiêm ngưỡng những tuyệt tác là hàng trăm pho tượng lớn nhỏ bằng đất luyện. Sau đó quý khách tiếp tục thăm Đền Và một trong bốn cung thờ Thần Núi Ba Vì - Tản Viên Sơn Thánh, Đệ Nhất Phúc Thần trong Tứ bất Tử của tâm thức dân gian Việt Nam.
11h30: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng.
Chiều:
13h00: Quý khách tiếp tục cầu lộc chùa Tây Phương. Chùa nằm trên núi Cao Lậu . Quý khách cầu kinh niệm Phật để cầu phúc cả năm và tham quan thắng cảnh chùa Tây Phương - nổi bật là 18 pho tượng La Hán - Một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
Quý khách đến thăm Chùa Thầy, một địa danh nổi tiếng là quê hương của nghệ thuật múa rối nước. Sau khi lễ phật cầu may quý khách tự do leo núi thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên của xứ Đoài.
16h00: Đoàn khởi hành về Hà Nội. Về tới điểm hẹn chia tay kết thúc chương trình. Hẹn gặp lại quý khách trong những chuyến du lịch lần sau.
GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 490.000 VND/KHÁCH
(Chi tiết xin liên hệ Ms.Lili 0967.931.507)
Báo giá du lịch giá rẻ bao gồm:
-Vận chuyển xe du lịch đời phục vụ quý khách theo hành trình.
-Ăn theo chương trình, mức ăn 120.000đ/khách/bữa
-Vé thắng cảnh vào cửa 1 lần tại điểm du lịch.
-Bảo hiểm du lịch, mức tối đa 10.000.000vnđ/ khách.
-Hướng dẫn viên kinh nghiệm, nhiệt tình.
-Nước uống trên xe 01 chai / khách/ngày.
Giá tour du lịch giá rẻ không bao gồm:
- Thuế VAT
- Đồ uống, các chi phí ngoài chương trình
- tiền bồi dưỡng cho HDV và lái xe.
- Hương hoa tại các địa điểm du lịch lễ hội trong chương trình.
Giá tour cho trẻ em:
- Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí giá tour.
- Trẻ em từ 5 tuổi đến 10 tuổi tính 50% giá tour.
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên tính giá tour người lớn.
Điều kiện tham gia tour và hoãn hủy tour du lịch giá rẻ :
- Quý khách có đủ điều kiện sức khỏe và ko có các triệu chứng các bệnh về tim mạch, lây truyền.
- Quý khách đặt cọc 50% giá trị tour ngay sau ký kết hợp đồng.
- Hủy tour ngay sau ký sẽ chịu 10% giá trị hợp đồng.
- Hủy tour trước 15 ngày ngày khởi hành chịu 50% giá trị tour.
- Hủy tour trước 05 ngày ngày khởi hành chịu 100% giá trị tour
*** Giá tour du lịch trong nước có thể thay đổi tuỳ theo thời điểm đặt tour của Quý khách.
Chùa Thầy
Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: "Thiên Phúc Tự" thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, cách Hà Nội khoảng 30 km về phía tây nam.
Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa.
Trong không gian của núi, đồi hùng vĩ, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước. Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhật tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.
Thắng cảnh chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm giác bình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi. Mùa hội chính từ mồng 5 đến 7-3 âm lịch, những dòng người đổ về chùa Thầy ngày một thêm đông. Người đi dâng hương khấn Phật, cầu duyên, người vãn cảnh chùa làm nên mùa lễ hội đông vui, sôi nổi.
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Đặc điểm: Chùa Tây Phương được ví như một bảo tàng tượng Phật với nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có hồn.
Điểm nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là các bộ tượng. Trong chùa có hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền, ... Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.
Đặc biệt là tượng 18 vị La Hán được thờ ở chùa Thượng. Đó là 18 vị Sư tổ của Phật giáo. 18 bức tượng là 18 cá thể, mỗi người một dạng vẻ, một tư thế, ai nấy đều có nét riêng biệt, chân thực.
Chùa Mía
Chùa Mía là danh lam nổi tiếng xứ đoài, có hiệu là “Sùng nghiêm tự” cách thủ đô Hà Nội chừng 45km về phía Tây. Chùa được xây dựng trên một quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Tượng Phật ở Chùa Mía không chỉ đặc sắc về hình dáng, mà còn phong phú về số lượng. Trong Chùa hiện thờ 287 tượng lớn nhỏ, gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và 174 tượng thổ. Trăm pho trăm vẻ, nhưng pho nào cũng tạo ra một kiểu dáng sống động, màu sắc chế phối hài hòa. Từ cử chỉ của ngón tay đến cài nhìn của khóe mắt, đều cho khách viếng thăm thấy được nét độc đáo phi phàm mà lại đầy vẻ từ bi hỷ xả: “Người xưa đã tạc bao nhiêu tượng, đầy vẻ từ bi dáng cứu đời.”
ây là ngôi đền thờ vị thần trong Tứ Bất Tử của truyền thuyết nước Nam, đó là Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên, vị tổ của bách thần, còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ. Đền Và còn gọi là Đông Cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội).
Đền Và
Đền Và nằm giữa đồi Và, có diện tích khoảng 17.500m², xung quanh có nhiều cây lim cổ thụ. Theo thuyết phong thủy, khu đồi có hình dáng con rùa đang bơi về phía mặt trời mọc. Khuôn viên của đền rộng khoảng 2.000m², được bao quanh bằng tường đá ong cao 2,15m. Kiến trúc của đền theo kiểu “nội công ngoại quốc”, có hai dãy nhà 5 gian, thông gian giữa bằng “ống muống” tạo thành hình chữ “công”.
Chốn cửa chùa, đền linh thiêng, quý du khách chú ý tuân thủ nội quy của chùa nói chung như ăn mặc kín đáo, nói lăng lịch sự, ứng xử văn minh, tôn trọng tăng sư và mọi người xung quanh, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ tài sản của nhà chùa, đền…
Trước khi mua sắm thứ gì cần hỏi giá trước khi sử dụng hay mua, tránh nạn chặt chém nhiễu nhương.
Cảnh giác với một số hình thức lừa đảo, thu lợi bất chính như: đặt lễ hộ nói người của nhà chùa nhưng thực chất là lừa đảo bán hàng với giá rất đắt, bán vàng mã, ghi công đức giả nhưng thực chất là mượn danh thánh thần để lấy tiền du khách, hướng dẫn viên “miễn phí” nhưng thực chất là thu tiền, khấn vái hộ sau tính tiền rất cao…
Cảnh giác với các trò chơi bất hợp pháp như đánh bài, bầu cua, xóc đĩa,…
– Ăn uống đầy đủ để có sức leo núi.
– Chuẩn bị đồ ăn, nước uống, thuốc men trong ba lô, giày thể thao và quần áo hợp lý, thoải mái để leo núi, đèn pin (hoặc có thể đến di tích thì thuê) để soi khi vào động, nhang lễ hoa quả (nếu có).
– Tìm hiểu trước về di tích danh lam thắng cảnh qua mạng internet
Đi tham quan theo đoàn, dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên, không đi lẻ tẻ, không tự ý làm khi chưa hiểu biết.
Khi đi cùng 1 hướng dẫn viên thì nên nghe theo sự hướng dẫn và giới thiệu của hướng dẫn viên đó, không tự ý bỏ đoàn và nhập đoàn khác khi nghe thấy hướng dẫn viên của đoàn khác hướng dẫn.
Không tự ý tô, vẽ, ghi bút tùy ý, vô phép trên chùa, núi, hang động.