Hà Nội - Chùa Dư Hàng - Đình Hàng Kênh - Chùa Đỏ - Đền Bà Đế - Hà Nội
Thời gian: 01 ngày
Giá: 460,0000vnd/khách
contact: 0967931507
05h00 Xe và hướng dẫn viên của Công ty du lịch Minh Anh - MAC travel đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Hải Phòng.
08h30 Đến Trung tâm thành phố, Quý khách tham quan và lễ Chùa Dư Hàng
Chùa được xây dựng từ thời Lý với sân Tam Quan rất đẹp, khu tháp mộ, trong đó có nhóm tháp Trúc Lâm Tam Tổ. Quý bày lễ, dâng lễ tại các ban thờ và cầu khấn tâm bình an trước Tam Bảo của chùa. Sau đó quý khách tham quan Đình Hàng Kênh nổi tiếng linh thiêng, nơi thờ Ngô Quyền Vương. Tiếp theo đó Đoàn tiếp tục đi tham quan Linh Độ Tự – hay còn gọi là Chùa Đỏ để tưởng nhớ ngày Đức Thánh Trần đã trú quân ở đây (là ngôi chùa cổ rất đẹp và linh thiêng, tại chùa Đỏ có pho tượng Phật Thích Ca bằng gỗ mít cao 5.4m lớn nhất Việt Nam hiện nay).
11h00 Quý khách tiếp tục lên xe đi Đồ Sơn, ăn trưa tại nhà hàng.
Chiều: Đoàn đi tham quan đền Bà Đế – một ngôi đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng, lưng dựa vào núi, phía trước là biển khơi bao la. Ðền thờ Bà Đế – vợ chúa Trịnh Giang. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân”. Quý khách sẽ được hướng dẫn chu đáo về thiết chế nghi lễ Vua Cha và được chỉ dẫn cụ thể cách bày lễ, dâng lễ, thỉnh sớ cầu may mắn công danh, cầu bất động sản, cầu đảo bệnh tật cho gia đình và người thân… tại điện thờ linh thiêng.
16h30 Quý khách rời Hải Phòng về Hà Nội. Tạm biệt Quý khách. Kết thúc chương trình.
Dịch vụ du lịch lễ hội bao gồm:
- Xe ô tô đời mới, máy lạnh suốt tuyến
- Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm
- Bữa ăn trưa theo chương trình
- Bảo hiểm du lịch suốt tuyến
- Nước uống, khăn lạnh, thuốc chống say
- Vé vào cửa các điểm tham quan trong lịch trình
Dịch vụ không bao gồm:
- Thầy cúng lễ
- Thuế VAT
- Đồ uống
- Các chi phí cá nhân
- Phí bồi dưỡng cho hướng dẫn viên và tài xế địa phương
- Các chi phí khác ngoài chương trình
Giá vé trẻ em
- Trẻ em từ 5-9 tuổi mua 75% giá vé người lớn.
- Trẻ em từ 10 tuổi trở lên mua 1 vé.
- 02 người lớn chỉ được kèm 01 trẻ em từ 03 tuổi trở xuống, nếu trẻ em đi kèm nhiều hơn thì từ 02 em trở lên phải mua ½ vé.
Ðền thờ bà Đế - vợ chúa Trịnh Giang. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân”.
Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”.
Như bao đình chùa, miếu mạo ở nước ta thường được hình thành bắt nguồn từ một sự tích. Tương truyền vào năm 1718, ở phía đông nam vùng Ngọc Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào, đã hai mươi năm không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức, cầu xin trời phật cho một mụn con. Trời phật động lòng, chứng giám, rồi báo mộng cho người vợ được mang thai. Tròn ngày, tròn tháng, đứa bé ra đời và được đặt tên là Ðào Thị Hương. Từ khi sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Càng lớn lên đứa trẻ (Bà Ðế) càng xinh đẹp, lộng lẫy.
Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Hàng ngày bà đi chăn trâu, cắt cỏ, tay làm, miệng hát, tiếng hát ngân vang cả núi rừng. Người ta nói rằng, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe.
Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn. Chúa cùng đoàn người dạo thắng cảnh bằng thuyền rồng trên núi Ðộc. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về kinh đô, chúa có hẹn ngày về đón bà.
Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của chúa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển.
Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: "Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần".
Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Sau một tháng, thuyền hoa của chúa về rước bà về kinh. Biết chuyện oan khuất, chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm ban sắc phong: Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân.
Người đời sau thương tiếc và khâm phục lòng thuỷ chung của bà. Nhiều danh nhân đã đề thơ ca ngợi:
"Lòng sáng như băng trời đất biết
Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay
Ðế Bà hương lửa nghìn thu ấy
Ðể giải hồn oan cõi thế này"
Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trẩy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.
Chốn cửa chùa, đền linh thiêng, quý du khách chú ý tuân thủ nội quy của chùa nói chung như ăn mặc kín đáo, nói lăng lịch sự, ứng xử văn minh, tôn trọng tăng sư và mọi người xung quanh, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ tài sản của nhà chùa, đền…
Trước khi mua sắm thứ gì cần hỏi giá trước khi sử dụng hay mua, tránh nạn chặt chém nhiễu nhương.
Cảnh giác với một số hình thức lừa đảo, thu lợi bất chính như: đặt lễ hộ nói người của nhà chùa nhưng thực chất là lừa đảo bán hàng với giá rất đắt, bán vàng mã, ghi công đức giả nhưng thực chất là mượn danh thánh thần để lấy tiền du khách, hướng dẫn viên “miễn phí” nhưng thực chất là thu tiền, khấn vái hộ sau tính tiền rất cao…
Cảnh giác với các trò chơi bất hợp pháp như đánh bài, bầu cua, xóc đĩa,…
– Ăn uống đầy đủ để có sức leo núi.
– Chuẩn bị đồ ăn, nước uống, thuốc men trong ba lô, giày thể thao và quần áo hợp lý, thoải mái để leo núi, đèn pin (hoặc có thể đến di tích thì thuê) để soi khi vào động, nhang lễ hoa quả (nếu có).
– Tìm hiểu trước về di tích danh lam thắng cảnh qua mạng internet
Đi tham quan theo đoàn, dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên, không đi lẻ tẻ, không tự ý làm khi chưa hiểu biết.
Khi đi cùng 1 hướng dẫn viên thì nên nghe theo sự hướng dẫn và giới thiệu của hướng dẫn viên đó, không tự ý bỏ đoàn và nhập đoàn khác khi nghe thấy hướng dẫn viên của đoàn khác hướng dẫn.
Không tự ý tô, vẽ, ghi bút tùy ý, vô phép trên chùa, núi, hang động.