Hà Nội - Chùa Ba Vàng - Yên Tử - Hà Nội

Sale!
490.000₫ 550.000₫ Mã tour:

Nơi khởi hànhHà Nội

Nơi đếnQuảng Ninh

Quảng Ninh

Hà Nội

Hà Nội - Chùa Ba Vàng - Yên Tử - Hà Nội

Thời gian: 01 ngày

Giá: 490.000vnd/khách

contact: 0967931507

5h00: Xe và HDV của  du lịch Minh Anh - MAC travel đón quý khách tại điểm hẹn, bắt đầu hành trình Tour Chùa Ba Vàng - Yên Tử 1 ngày. Trên đường đi Qúy khách dừng chân nghỉ ngơi, tự do ăn sáng tại Hải Dương.
9h30: Đến chùa Ba Vàng, Quý khách tham quan làm lễ tại Đại hùng bảo điện (4.500m2). Lầu Chuông:112m2), Lầu Trống(112m2), Hành lang La Hán(200m2), Nhà bảo tàng(700m2), Thư viện (700m2), Thiền đường(960m2)Cổng đá, cổng tam quan trung, cổng tam quan nội.
11h30: Sau khi tham qua thắp hương tại chùa Ba Vàng, quý khách lên xe về  Yên Tử, ăn trưa tại nhà hàng Yên Tử
13h00:  HDV sẽ đưa quý khách đi cáp treo lên tham quan tháp  Phật Hoàng và chùa Hoa Yên. Chùa Hoa Yên tọa lạc trên núi Yên Tử, ở độ cao 516m.

14h30: Qúy khách tiếp tục cuộc hành trình du lịch Yên Tử  bằng cáp treo lên Chùa Đồng, với điểm dừng chân tiếp theo là Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nơi đặt pho tượng Phật Hoàng bằng đồng nặng 138 tấn vừa được khánh thành vào ngày 3/12/2013. Quý khách dâng hương trước tượng Phật Hoàng và nghỉ ngơi thư giãn tại quảng trường Phật Hoàng, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của  núi rừng Yên Tử. Quý khách tiếp tục lên Chùa Đồng, còn có tên gọi khác là chùa Thiên Trúc. Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử, với độ cao 1068m. Vào Năm 2007, chùa Đồng đã được xác lập kỷ lục là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
15h30: Sau khi dâng hương qúy khách quay trở về. Trên đường xuống núi, quý khách có thể ghé thăm, thắp hương ở chùa Một Mái - là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất khu Yên Tử (cùng với chùa Đồng), ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử hoặc quý khách có thể tham quan suối Giải Oan – nơi mà các cung tần mỹ nữ xưa kia đã  trẫm mình để bày tỏ lòng trung với nhà vua khi người về Yên Tử tu hành (nếu còn thời gian).
16h30:  Xe và HDV đón quý khách trở về Hà Nội. Trên đường về, quý khách dừng chân nghỉ ngơi, mua đặc sản bánh gai, bánh đậu xanh của Hải Dương làm quà cho bạn bè, người thân.
19h30: Qúy khách về tới Hà Nội, tạm biệt đoàn, kết thúc  tour du lịch Yên Tử -chùa Ba Vàng 1 ngày.


 GIÁ TOUR : 390.000 VNĐ/ Khách( Không bao gồn cáp treo)
(Áp dụng cho đoàn khách từ 40 khách trở lên )
Giá Ghép Lẻ : 490.000 VNĐ 
 

Gía tour du lịch lễ hội bao gồm:

1. Phương tiện: Xe ôtô đời mới có máy lạnh, âm thanh hiện đại

2. Mức ăn: 120.000đ/ bữa chính

3. Hướng dẫn viên: Chuyên nghiệp, phục vụ nhiệt tình,thành thạo, chu đáo xuyên suốt tuyến

4. Vé thăm quan,

5. Bảo hiểm: Khách được mua bảo hiểm du lịch trọn tour, phí bảo hiểm mức đền bù tối đa là 10 000 000đ/ người

6. Nước uống 1 người/chai…
7. Mũ du lịch

Gía tour du lịch yên tử không bao gồm:

1.Thuế VAT, điện thoại cá nhân, ăn uồng ngoài chương trình,vui chơi giải trí cá nhân       

Ghi chú:

– Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí.

– Từ 5 – 9 tuổi bằng 50% giá vé

-  Từ 10 tuổi trở lên bằng người lớn.

Yên Tử, nơi Đất Trời giao hòa, gió mây vấn vương như rồng chầu hổ phục. Hàng trăm năm qua, bầu nguyên khí dưới cánh rừng Yên Tử vẫn tiếp truyền nguồn năng lượng tinh khôi vào từng hơi thở, từng bước chân của du khách. Mái chùa, phiến đá tĩnh tại kể chuyện về một vị Vua hóa Phật. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Xung quanh khu vực núi Yên Tử là còn có các di tích và danh thắng quan trọng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh). Hệ thống các di tích và danh thắng này được gộp chung thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử để đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Chùa Ba Vàng

Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống. 

Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác chùa Ba Vàng được khai sơn từ khi nào. Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa thì chùa xưa được dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706) và ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi Ngài Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác (1659 - 1758). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13.

Tuy nhiên chùa xưa chỉ còn là phế tích, để phát huy giá trị văn hóa lịch sử ngôi chùa liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Ban đầu chùa được xây dựng bằng gỗ và sau đó năm 1993 chùa được trùng tu lại bằng xi măng.

Hiện vật đáng chú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá, bao gồm 1 bia đá cao 0,52 m, rộng 0,38 m, dày 0,12 m, 2 con rùa đá và 1 cây hương bằng đá cao 1,2 m 4 mặt, mỗi mặt rộng 0,22 m. Theo dòng chảy thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc. 
 
Riêng cây hương bằng đá, phần lớn chữ ở mặt bia đã bị phai mờ, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia ghi các chữ: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ. Nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng. 

Theo lịch cổ truyền của Việt Nam, Lễ hội Xuân và những ngày lễ được tổ chức hàng năm tại Yên Tử như sau:
Lễ hội Xuân Yên Tử: Chính thức khai mạc vào ngày mùng 10 tháng Giêng tại Lễ trường Giải Oan với nhiều hoạt động: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, lễ khai ấn "Dấu Thiêng Yên Tử", những màn diễn xướng tái hiện lại sự tích lịch sử, huyền thoại về Tam Tổ Trúc Lâm, múa rồng lân, võ thuật cổ truyền và các trò chơi dân gian khác.

Lễ hội Xuân Yên Tử diễn ra suốt ba tháng mùa Xuân, từ sau Tết Nguyên đán cổ truyền của Việt Nam đến hết tháng Ba âm lịch, đã trở thành truyền thống, mang tầm vóc lễ hội cấp quốc gia, thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế về dự hội mỗi năm.

Những ngày lễ chính tổ chức tại các cơ sở tự viện:
- Ngày 23 tháng Giêng âm lịch: Giỗ Đệ tam Tổ Huyền Quang;
- Ngày 18 tháng Hai âm lịch: Giỗ Thiền sư Chân Nguyên;
- Ngày 03 tháng Ba âm lịch: Giỗ Đệ nhị Tổ Pháp Loa;
- Ngày 15 tháng Tư âm lịch: Đại Lễ Phật Đản;
- Ngày 15 tháng Bảy âm lịch: Đại Lễ Vu Lan;
- Ngày 01 tháng Mười một âm lịch: Quốc Giỗ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Ngoài các ngày trên, vào các ngày mùng Một đầu tháng, ngày Rằm; vào thời khắc Giao thừa năm cũ sang năm mới (theo âm lịch), Tăng Ni, Phật tử và nhiều du khách thập phương tổ chức cúng lễ tại các tự viện ở Yên Tử.

Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

– Cáp treo:  Hiện tại hệ thống cáp treo hiện đại đã vượt quãng đường trên 1,2km lên tới độ cao 450m chùa Hoa Yên. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử phù hợp thì đi cáp treo sẽ giúp bạn nhìn được cảnh rừng núi, với những cây tùng hàng trăm tuổi và những rừng cây xanh tốt.

Theo đường bộ: Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác leo lên từng bậc thang, thì bạn có thể đi bộ dài trên 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp. Len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Tuy nhiên để có thể vượt được quãng đường này bạn phải có đảm bảo sức khỏe. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử an toàn, thì bạn nhớ mang theo nước lọc và đồ ăn nhẹ để khi mệt và đói có thể dừng lại trên đường đi.