Tháng 9 đến tháng 11 là quãng thời gian phong cảnh Sapa (tỉnh Lào Cai) vào độ đẹp nhất. Tiết trời dễ chịu, thiên nhiên và con người hòa như vào nhau, đẹp tựa bức tranh thủy mặc… Có thể nói, đó là những nét riêng ở Sapa đã níu chân du khách bấy lâu nay.
Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng nằm ngay sát ngay thị trấn Sapa, cách 3 km, du khách có thể đi bộ đến đó. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng, bạn được ngắm toàn cảnh Sapa, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất. Khu du lịch Hàm Rồng được xây dựng trên diện tích gần 150 ha. Công trình được khởi công năm 1996 nhằm khai thác những giá trị văn hoá – tự nhiên một cách hoang sơ của những phiến đá rêu phong. Càng đi lên cao quý khách càng có cơ hội khám phá những khung cảnh tuyệt đẹp như: Vườn Lan, Cổng Trời, Sân Mây, Vườn Đào…. Đặc biệt đối với những du khách có sở thích ngắm cảnh và chụp ảnh thì có lẽ đây là điểm du lịch mà các bạn có thể lưu giữ cho mình rất nhiều bức hình để đời. Ở độ cao: 1800m quý khách sẽ thấy những đám mây hững hờ trôi và phóng tầm mắt ngắm nhìn sapa toàn cảnh từ trên cao. Đây được coi là điểm ngắm nhìn Sapa tuyệt vời nhất bởi ở độ cao này, quý khách đã có thể cảm nhận được sự giao thoa của trời đất, và thong thả dạo bước trên mây. Sắc hoa tươi thắm quyện trong mây núi bồng bềnh, khiến bất kỳ ai cũng có cảm giác lạc giữa một khu vườn thượng uyển…Không chỉ là điểm ngắm Sa Pa đẹp nhất, núi Hàm Rồng còn được biết đến như một khu vườn thượng uyển với các loài hoa khoe sắc quanh năm. Và đến đây quý khách cũng cảm nhận được những giá trị văn hoá của các tộc người thiểu số khi thăm quan khu vực biển diện ca nhạc của các Chàng Trai – Cô Gái dân tộc Mông hoặc khoác lên chiếu áo, chiếc váy để đóng giả làm những “ Trai Làng – Gái Bản ”… Quả đúng là không phải nói quá khi nơi đây được ví như một Sa Pa thu nhỏ, bởi du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp hội tụ của thiên nhiên, văn hóa và con người của thị trấn vùng cao theo từng bước chân từ cổng Hàm Rồng lên núi…..
3. Nhà thờ cổ Sapa
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương. Nhà thờ Sa Pa toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, nơi diễn ra những lễ hội đầy màu sắc của phố núi. Nhà thờ ở vị trí trung tâm của thị trấn Sa Pa, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía.
Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh.
4. Bản Cát Cát
Đây là một bản lâu đời của người Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải… Bản Cát Cát ở gần thị trấn Sapa nên thu hút rất đông du khách ghé thăm. Hiện nay nơi đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.
Bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, với dân cư chủ yếu là người dân tộc Mông. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức đồng thời cho xây dựng tại đây một nhà máy thủy điện (hiện nay vẫn được bảo tồn và là nơi các chàng trai cô gái người Mông biểu diễn văn nghệ dân tộc ngày 06 ca phục vụ du khách). Ở đây có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp có nghĩa là CatScat. Chính vì vậy, bản cũng lấy tên là Cát Cát (đọc chệch đi của CatScat).
Bản Cát Cát không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Du khách sẽ thực sự thích thú khi cùng hòa mình vào điệu múa dịu dàng của những cô gái Mông xinh đẹp, điệu khèn, tiếng đàn môi say đắm lòng người hay cùng giao lưu nhảy sạp với những chàng trai cô gái người Mông.
Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, Cát Cát lâu nay đã trở thành điểm du lịch ấn tượng, không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Sa Pa. Nhờ phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, đời sống của đồng bào dân tộc địa phương được cải thiện đáng kể, đem lại cho Cát Cát một diện mạo mới nhưng không làm mất đi những nét đẹp truyền thống từ bao đời nay.
Thời điểm đến Sa Pa:
Thời điểm tốt nhất để đến Sa Pa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Vào thời điểm này thời tiết khá ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh. Vào tháng 4 – 5, Sa Pa tràn ngập trong sắc hoa đua nở và những cánh đồng xanh mướt.
Sa Pa vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sa Pa.
Thời điểm mùa đông khoảng từ tháng 12 đến tháng 2 trời khá lạnh, đặc biệt vào ban đêm và buổi sáng. Nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm cảnh bình minh trên thung lũng cao vào buổi sáng sớm. Đặc biệt trong những năm gần đây trên Sa Pa thường xuất hiện băng tuyết và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Nếu đên đây trong dịp này chắc chắn bạn sẽ được chứng kiến cảnh tượng khá lãng mạn. Vì thế, Sa Pa rất đông khách du lịch, nếu không thích ồn ào, đông đúc thì bạn không nên đi du lịch Sa Pa vào thời điểm này.
2. Chỗ ở:
Tìm kiếm một nơi ở ưng ý với giá cả hợp lý không hề đơn giản. Vì vậy, việc đầu tiên trong kế hoạch đi du lịch Sa Pa là bạn phải tìm kiếm và xác định được chỗ ngủ trước khi quyết định những việc khác. Một việc vô cùng quan trọng là sau khi tìm được phòng nghỉ rồi bạn phải nhanh chóng thống nhất được giá và thanh toan đặt cọc càng sớm càng tốt.
Để tránh tình trạng khó tìm phòng nghỉ vào những ngày cuối tuần và những đợt nghỉ lễ tết, bạn có thể sắp xếp lịch nghỉ tại Sa Pa vào những ngày đầu và giữa tuần. Bên cạnh đó loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) là lựa chọn tương đối hấp dẫn để bạn thực sự cảm nhận và trải nghiệm được cuộc sống thực của Sa Pa.
3. Đi lại:
Từ Hà Nội đi Sa Pa và ngược lại bạn có thể xác định trước cho mình các phương án di chuyển phù hợp với điều kiện thực tế của bạn:
Nếu có xe riêng để chủ động cho chuyến đi Sa Pa, chỉ cần có 4-5 giờ là bạn đã có mặt tại Sa Pa. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng vào những ngày cuối tuần và các kỳ nghỉ lễ tết lưu lượng xe lên Sa Pa khá đông nên bạn cần chủ động cập nhật các điểm đỗ xe gần với điểm nghỉ của bạn.
Đi bằng tàu hỏa: Bạn có thể lựa chọn loại tàu ban ngày hoặc đêm (xem lịch và bảng giờ tàu chạy chi tiết tại đây). Loại tàu chạy ngày chỉ duy nhất loại ghế ngồi mềm hoặc cứng; Loại tàu chạy ban đêm cho phép bạn đặt các khoang giường ngủ sau đó di chuyển lên Sa Pa bằng xe bus chạy tuyến cố định với tần xuất 30 phút một chuyến bắt đầu từ Ga Lào Cai đến Nhà thờ đá Sa Pa. Thời gian đi tàu thường kéo dài từ 8-10 tiếng vì vậy bạn cần tính toán lịch trình và thời gian đi lại của mình cho phù hợp.
Đi bằng xe bus: Hiện nay có rất nhiều hãng xe bus giường nằm cao cấp và ghế ngồi đang khai thác tuyến Hà Nội - Lào Cai hoặc chạy thẳng lên Sa Pa. Ưu thế của xe bus là thời gian di chuyển ngắn hơn tàu hỏa chỉ khoảng 5 -5,5 tiếng, giá rẻ hơn, các điểm đón tiễn khách linh hoạt từ khu vực phố cổ Hà Nội, các khu vực ngoại thành nằm trên tuyến, các bến xe chính của Hà Nội như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm... ngoài ra còn một số nhà xe đang khai thác các tuyến xe chạy từ Nghệ An, Thanh Hoa, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên...
4. Chuẩn bị hành lý:
Nếu bạn thường xuyên du lịch, hãy chọn loại vali nhỏ và chất lượng. Vali vừa đủ nhét vào khoang hành lý, nhưng cũng đủ lớn để chứa quần áo, đồ dùng cá nhân từ 2 đến 5 ngày. Đi Sa Pa, bạn chỉ nên đem giày dép màu nâu hoặc đen. Trời sẽ lạnh vào buổi tối bạn nên mang theo áo khoác mỏng vào mùa hè. Bạn nên mang theo khăn choàng cổ, găng tay, mũ len thật ấm nếu đến Sa Pa mùa đông. Mang theo áo mưa, ô che nắng trong trường hợp thời tiết thay đổi.
Ngoài ra, bạn nên mang theo 1 chiếc ba lo loại nhỏ để thuận tiện cho bạn mang theo những vật dụng cần thiết cho những chuyến đi ngắm cảnh, tham quan, dã ngoại tới các bản làng và các điểm tham quan lý thú.
5. Thăm gì:
Tìm kiếm thông tin cho lịch trình nghỉ dưỡng ở Sa Pa thông qua các internet là các bước cần thiết và tương đối đầy đủ cho kì nghỉ của bạn tại Sa Pa. Các điểm tham quan nên có trong lịch trình của bạn:
- Hàm Rồng, Bảo tàng Sa Pa, Cầu Mây, bản Cát Cát, bản Tả Van, Tả Phìn, Bãi đá cổ, đỉnh đèo – Trạm Tôn, Thác Bạc, thác tình yêu, Fanxipan - Nóc nhà của Đông Dương.
- Chợ Bắc Hà, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu.
Ngoài ra Nhà du lịch Sa Pa và các quầy thông tin tại Bến xe, bờ hồ, và nhà thờ của Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai là những địa chỉ chính thống, tin cậy tư vấn và cung cấp miễn phí thông tin, bản đồ, tờ rơi cho bạn ở Sa Pa.
6. Ăn uống:
Trước khi đến Sa Pa bạn cũng nên tìm hiểu các món ăn, đặc sản mà sẽ thưởng thức trong chuyến đi của bạn.
Các đặc sản Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su, mầm đá... Món rau đặc biệt nhất cảu Sa Pa là "ngồng", tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... mang xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất.
Sa Pa nổi tiếng với món thịt "lợn cắp nách". Thịt "lợn cắp nách" nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.
Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé đem rán ròn tan nhâm nhi với lon bia thì ngon tuyệt. Cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Hai loại cá nước lạnh này nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ. Trong cái lanh se se của Sa Pa bên nồi lẩu đặc sản Sa Pa và món thắng cố ngựa bạn mới cảm nhận được cái hồn của Sa Pa.
Giá cả đồ ăn ở Sa Pa không đắt nhưng bạn nên hỏi giá trước khi ăn. Đêm xuống, bạn có thể ra phố nướng uống rượu Sắn lung và ăn đồ nướng. Có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng, khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam.
Chuẩn bị đầy đủ những thông tin trên, chắc chắn bạn sẽ có một chuyến du lịch Sa Pa đầy thú vị, ấn tượng với giá cả hợp lý cho dù đây chỉ là lần đầu bạn đi du lịch Sa Pa.